Công nghệ Blockchain là gì? Tại sao người ta sử dụng Blockchain cho Bitcoin? Hãy cùng Yeudautu.net tìm hiểu về khái niệm Blockchain cũng như ứng dụng của nó trong tương lai nhé.
MỤC LỤC
Công nghệ Blockchain là gì? (Blockchain Technology là gì?)
Công nghệ Blockchain là một dạng cơ sở dữ liệu phân tán được chia sẻ giữa các nút (node) của mạng máy tính. Blockchain là một cơ sở dữ liệu, một chuỗi khối lưu trữ thông tin điện tử dưới dạng kỹ thuật số.
Công nghệ Blockchain được biết đến nhiều nhất với vai trò của chúng trong các hệ thống tiền điện tử, ví dụ như Bitcoin, để có thể duy trì sự bảo mật cho giao dịch an toàn và phi tập trung. Blockchain đảm bảo được tính trung thực và bảo mật của các dữ liệu, tạo ra sự tin cậy mà không cần bên thứ 3 can thiệp.
Blockchain khác với các dữ liệu thông thường ở cấu trúc lưu trữ dữ liệu. Blockchain sẽ thu thập thông tin dữ liệu và nhóm chúng thành các khối chứa tập hợp nhiều thông tin. Các khối này có khả năng lưu trữ nhất định và khi đã hết khả năng ghi nhớ chúng sẽ đóng lại rồi liên kết với các khối đã được hoàn thiện trước đó tạo thành một chuỗi gọi là Blockchain.
Sau khi được xâu chuỗi lại với nhau, Blockchain sẽ không thể thay đổi được nữa và trở thành một phần của dòng thời gian. Mỗi khối trong Blockchain đều được đánh dấu bởi thời gian chính xác khi được thêm vào chuỗi.
Blockchain hoạt động như thế nào?
Sau khi tìm hiểu về công nghệ Blockchain là gì, mọi người thường đặt câu hỏi là Blockchain cần hoạt động như thế nào để hoàn thành sứ mệnh mà nó đặt ra?
Mục tiêu của Blockchain được hiểu là cho phép thông tin kỹ thuật số được ghi lại và phân phối, nhưng không được chỉnh sửa sau đó. Do đó, Blockchain trở thành nền tảng ghi chép bất biến, các giao dịch sẽ không thể thay đổi, xoá hay phá huỷ sau đó.
Hoạt động của Blockchain được diễn ra như sau: Sau khi xuất hiện giao dịch ngang hàng trực tiếp giữa 2 bên, thông tin giao dịch sẽ được lưu trữ trên mỗi nút của Blockchain (node) sau đó chuyển đến các nút lân cận. Nhờ đó thông tin cần lưu trữ sẽ lan truyền ra toàn bộ mạng.
Nếu các kẻ trộm đột nhập muốn thay đổi bất kỳ thông tin nào trong Blockchain, chúng phải thay đổi toàn bộ thông tin của khối và chuỗi. Điều đó gần như là bất khả thi và chỉ cần thay đổi nhỏ cũng khiến chúng ta phát hiện ra lỗ hỏng. Vì vậy, Blockchain gần như an toàn tuyệt đối.
Blockchain được ứng dụng như thế nào
Để tìm hiểu về ứng dụng thực tiễn của Blockchain thì mọi người đều phải nhắc đến Bitcoin – thành tựu lớn nhất hiện này. Bitcoin là đồng tiền ảo nổi tiếng và có giá trị lớn cao hiện nay, chúng được xây dựng dựa trên một chuỗi Blockchain mà không cần sự tham gia của bất kỳ bên thức 3 nào.
Bitcoin chỉ sử dụng Blockchain để lưu lại các giao dịch thanh toán một cách minh bạch nhờ đó mà các cơ quan khác không cần phải có mặt trong các giao dịch này. Nhờ tính thành công của đồng tiền ảo này mà các chuyên gia hàng đầu mở rộng nghiên cứu vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả bầu cử.
Ví dụ: Một hệ thống Blockchain sẽ phân bố cho mỗi công dân có một mã riêng biệt và độc nhất. Sau đó, các công dân này sẽ thực hiện bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên sáng giá nào mà họ muốn. Nhờ khả năng lưu trữ và minh bạch mà sau đó cơ quan pháp lý có thể kiểm tra lịch sử bỏ phiếu và kết quả tổng kết mà không sợ sự xâm nhập của kẻ xấu.
Sau khi Blockchain và các đồng tiền ảo phát hành, nhiều chuyên gia nhận định chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Nhưng đến hiện tại chưa có báo cáo nào thể hiện rằng đồng tiền ảo gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến ngân hàng hay cơ quan tài chính, mà loại tiền tệ sẽ có phương thức giao dịch cũng như cơ quan quản lý chuyên biệt từ đó người dùng có thể lựa chọn phương thức phù hợp.
Hiện nay đã có nhiều công ty lớn kết hợp với Blockchain để lưu trữ dữ liệu như: Walmart, Pfizer, AIG, Siemens, Unilever,… Blockchain dần trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển công nghệ của thế giới.
Ưu và nhược điểm của Blockchain
Sau khi hiểu được công nghệ Blockchain là gì, nhiều người nhận định nó là một bước tiến công nghệ với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng như các phương thức công nghệ khác nó cũng có các hạn chế cần khắc phục.
Nói về ưu điểm:
- Cải thiện độ chính xác tuyệt đối khi không có sự tham gia của con người.
- Giảm chi phí vì không cần mời bên thứ ba.
- Khó giả mạo hay lừa đảo.
- Các giao dịch trở nên an toàn, riêng tư và hiệu quả.
- Minh bạch.
- Tương lai có thể thay thế cho nhiều ngành nghề khác như ngân hàng, bầu cử,…
Nhưng vẫn còn các hạn chế như:
- Hiện chi phí còn quá đặt đỏ.
- Tốc độ thực hiện còn chậm.
- Đã có nhiều giao dịch đen lợi dụng chông nghệ này để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.
- Bị giới hạn ở việc lưu trữ dữ liệu.
Mặc dù vẫn còn nhiều nhược điểm nhưng Blockchain hiện đang là hy vọng công nghệ cho tương lai của toàn thế giới. Vì vậy các khuyết điểm sau này sẽ được khắc phục tốt hơn.
Bài viết mang đến khái niệm công nghệ Blockchain là gì, cũng như tương lai của nền công nghệ này. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn về các phần mềm công nghệ mới nhất trên thế giới nhé.