Hiện nay các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng nhằm mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình vay vốn diễn ra dễ dàng, bạn cần phải hiểu rõ về thủ tục vay vốn doanh nghiệp. Đọc ngay bài viết!
MỤC LỤC
Những phương thức vay vốn doanh nghiệp
Vay vốn tín chấp
Vay vốn tín chấp doanh nghiệp thương được các công ty nhỏ lựa chọn vì hình thức vay này không cần dùng đến tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tín chấp cao (thường rơi vào mức 15 – 30%/năm) và thời hạn vay cao nhất là 60 tháng.
Với hình thức vay này, người đại diện pháp lý của doanh nghiệp sẽ dùng uy tín của bản thân cũng như của doanh nghiệp để đăng ký vay vốn mà không cần dùng tài sản để thế chấp. Nếu công ty sử dụng nguồn vốn vay không đúng với mục đích ban đầu, ngân hàng cho vay có quyền ngừng cung cấp vốn cho công ty.
Vay vốn thế chấp
Nếu sử dụng hình thức vay vốn thế chấp, doanh nghiệp có thể yêu cầu vay lên tới 100% nhu cầu vốn, thời hạn vay vốn là 84 tháng. Trong trường hợp sử dụng gói vay này, công ty phải đảm bảo, chứng minh tài sản đảm bảo với ngân hàng thông qua giấy phép kinh doanh, bất động sản, tài sản cố định,…
Nếu công ty không có khả năng thanh toán nợ thì tài sản thế chấp sẽ được chuyển giao cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ. Hiện nay có 3 hình thức vay thế chấp doanh nghiệp:
- Cho vay để bổ sung vào nguồn vốn lưu động.
- Cho vay theo các dự án đầu tư.
- Cho vay với mục đích thanh toán.
Vay thấu chi
Trong khoản thời gian dưới 12 tháng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể vay thấu chi nếu có phát sinh nhu cầu vốn bất ngờ. Đây được xem là giải pháp tín dụng tốt nhất để đáp ứng kịp thời nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh mà không phải làm hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Những gói vay thấu chi thường có các đặc điểm dưới đây:
Lãi suất vay thấu chi cao gấp 1.5 lần so với hình thức vay thông thường.
Tiến hành thấu chi qua tài khoản doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền chi tiêu vượt số dư có trong tài khoản trong vòng 12 tháng.
Vay trả góp
Vay doanh nghiệp trả góp là hình thức vay với mục đích giúp các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì cũng như mở rộng hoạt động sản xuất. Với phương thức vay vốn này, mỗi tháng doanh nghiệp phải trả tiền lãi và tiền gốc đều đặn bằng nhau cho đến khi hết nợ.
Điều kiện vay vốn doanh nghiệp
Trước khi đăng ký vay vốn doanh nghiệp, bạn cần trình bày rõ ràng mục đích sử dụng của khoản vay. Đồng thời, để gia tăng mức độ tin cậy bạn cần lên kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thủ tục vay vốn doanh nghiệp theo các mục dưới đây:
- Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp cần tuân theo quy định do pháp luật ban hành.
- Người đại diện đứng ra vay tiền cần có đủ năng lực hành vi dân sự cũng như pháp luật dân sự.
- Tài chính của doanh nghiệp phải ổn định và có đủ khả năng thanh toán nợ (cả tiền gốc lẫn tiền lãi).
- Có mục đích vay vốn chính đáng như mở rộng hoạt động sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu,…
- Dự án đầu tư của công ty có tính khả thi, thực tế và kèm kế hoạch thanh toán nợ.
Chuẩn bị thủ tục vay vốn doanh nghiệp
Chuẩn bị thủ tục vay vốn ngân hàng là yêu cầu bắt buộc mà bạn cần chuẩn bị. Hồ sơ vay vốn sẽ chứng minh mức độ uy tín của công ty dựa trên sự đáng tin trong lý lịch của người đi vay. Hầu hết hồ sơ vay vốn doanh nghiệp tại các ngân hàng đều tương đối giống nhau và không có quá nhiều sự khác biệt gồm:
- Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký thuế, điều lệ của công ty, CCCD/CMND/hộ khẩu của người đi vay vốn, quyết định bổ nhiệm (nếu có).
- Chứng minh mục đích khi vay vốn: Kế hoạch trả nợ, phương án sản xuất,…
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Bộ báo cáo tài chính trong phạm vi 2 năm gần nhất, hợp đồng mua – bán, hợp đồng sử dụng lao động,…
- Tài sản đảm bảo: Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà, bất động sản, máy móc, thiết bị, trái phiếu, cổ phiếu,…
Caption: Nên chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để tránh gặp rắc rối trong quá trình đăng ký
Các bước đăng ký vay vốn doanh nghiệp
Bước 1: Đăng ký tài khoản ngân hàng MB online
Bước 2: Đề xuất hạn mức được vay
- Bạn tiến hành truy cập vào link đăng ký chính thống của ngân hàng là https://ebank.mbbank.com.vn.
- Truy cập đến menu “tín dụng”.
- Truy cập “đề xuất cấp hạn mức”.
- Nhập liệu: Trình bày nhu cầu vay vốn và thông tin doanh nghiệp.
- Khoảng 5 phút sau, bạn sẽ nhận được kết quả thẩm định từ ngân hàng. Sau đó, bạn phải tải hồ sơ lên app của ngân hàng MB và nhấn nút “gửi duyệt”.
Bước 3: Giải ngân tiền vay vốn
- Đăng nhập vào trang web https://ebank.mbbank.com.vn
- Truy cập “ứng dụng”
- Chọn “giải ngân/tiến hàng bảo lãnh”
- Tiếp tục chọn “giải ngân và nhập liệu các thông tin”
- Tải hồ sơ doanh nghiệp lên ứng dụng của ngân hàng MB
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp duyệt đề xuất thông qua chữ ký số CA.
- Ngân hàng MB thực hiện giải ngân.
Những điều cần lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn
Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý khi làm thủ tục vay vốn doanh nghiệp:
- Xác định mục đích vay vốn và cần có kế hoạch trả nợ hợp lý.
- Xét xem xét cẩn thận cách tính lãi suất, dự trù các chi phí có thể phát sinh, những thay đổi liên quan đến thời hạn của lãi suất cho vay.
- Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh rõ ràng, đầy đủ.
- Chọn ngân hàng cho vay có lãi suất ổn định, điều khoản và quy định rõ ràng.
Lời kết
Nắm rõ điều kiện và thủ tục vay vốn doanh nghiệp tại ngân hàng sẽ giúp bạn được cấp khoản vay nhanh chóng và tiến hành mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Nếu còn bất cứ vấn đề nào liên quan đến hồ sơ và thủ tục vay vốn hãy liên hệ với ngân hàng MB qua đường dây nóng 1900.54.54.26 để được tư vấn nhanh chóng.